Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước
Ngày 20.1, Cơ quan CSĐT Công an Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Ngọc Diệu Huyền (55 tuổi, ngụ phòng 501 nhà B2 chung cư Phước Lý, P.Hòa An, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Cơ quan điều tra đồng thời thực hiện lệnh khám xét chỗ ở đối với nữ bị can này, thu giữ các tài liệu phục vụ mở rộng vụ án.Theo điều tra ban đầu, khoảng tháng 1.2022, thông qua các mối quan hệ ngoài xã hội, Huyền nắm được thông tin một số người dân có nhu cầu thuê căn hộ chung cư thuộc diện chính sách nhà ở xã hội nên nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Dù không có việc làm ổn định, nhưng Huyền vẫn "nổ" có nhiều mối quan hệ cá nhân với cán bộ nhà nước, nhất là những lãnh đạo cấp cao, có khả năng giải quyết, bố trí việc "chạy" thủ tục được thuê chung cư nhà ở xã hội trên địa bàn TP.Đà Nẵng.Để bị hại tin tưởng, Huyền tự dựng chuyện căn hộ 501 nhà B2 chung cư Phước Lý mà Huyền đang ở nhà do nhà nước cấp.Huyền tự đặt ra các chi phí xin thuê căn hộ chung cư nhà ở xã hội là 40 triệu đồng/căn, thời hạn giải quyết 6 tháng. Tin lời Huyền hướng dẫn cách làm hồ sơ, thủ tục, nhiều người đã đưa tiền nhờ Huyền giúp đỡ.Không chỉ nhận đăng ký thuê chung cư nhà ở xã hội từ những người này, Huyền còn nói các nạn nhân giới thiệu nhiều người thân, bạn bè.Thống kê ban đầu xác định, từ tháng 1.2022 đến tháng 1.2024, Phạm Ngọc Diệu Huyền đã lừa đảo 14 vụ, chiếm đoạt hơn 500 triệu đồng của nhiều nạn nhân.Đáng chú ý, dù số tiền mỗi bị hại chỉ vài chục triệu đồng, nhưng hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, không có nơi ở ổn định, đã dành tiền tích cóp để đưa cho Huyền với hy vọng an cư.Cơ quan CSĐT Công an Q.Hải Châu đang tiếp tục mở rộng vụ án, đồng thời đề nghị các nạn nhân của Phạm Ngọc Diệu Huyền liên hệ Công an Q.Hải Châu (16 Phan Đình Phùng, Q.Hải Châu, gặp đại úy Đặng Nguyễn Phú - điều tra viên, điện thoại 0937.774.343) để được hỗ trợ.Những người 'thầm lặng' làm việc dưới nắng nóng hơn 50 độ C trên đường băng Tân Sơn Nhất
Sáng 20.2, Giá vàng thế giới sau khi tăng lên kỷ lục trong chiều qua đã giảm xuống còn 2.940 USD/ounce. Tuy nhiên, tính trong vòng 24 giờ qua, vàng thế giới đã tăng 7 USD/ounce và hiện tại vẫn là mức rất cao trong vòng nhiều tháng qua.Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ ngày 20.2, giá vàng miếng được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn - SJC tăng 200.000 đồng, niêm yết mua vào ở mức 89,8 triệu đồng, bán ra 92,1 triệu đồng. Tốc độ tăng giá mua vàng miếng nhanh hơn bán ra đã khiến chênh lệch rút ngắn còn 2,3 triệu đồng/lượng thay vì 2,5 triệu đồng/lượng trước đó. Tương tự, vàng nhẫn cũng tăng. Cụ thể, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC tăng 100.000 đồng, được mua vào 89,6 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng.Tập đoàn Doji tăng 300.000 đồng, mua vào 90,4 triệu đồng, bán ra 92,1 triệu đồng.Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tăng 200.000 đồng, mua vào 90,3 triệu đồng, bán ra 92 triệu đồng…Giá vàng thế giới duy trì đà tăng mạnh và giữ nhịp ở mức cao khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ý tưởng mới là sẽ đánh thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, con chip và dược phẩm.Giá USD trong và ngoài ngân hàng đồng loạt tăng.Trong khi đó, giá USD thế giới tăng, chỉ số USD - Index thêm 0,1 điểm, lên 107,17 điểm. Đồng USD và các loại tiền tệ khác đã tăng trong bối cảnh thị trường lo lắng về chính sách thuế quan mới nhất từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cuộc đàm phán xoay quanh căng thẳng Nga - Ukraine.
Bộ cánh hình điểu - đam mê của các tín đồ thời trang nghệ thuật
Tỉ mẩn tạo hình con voi bên căn nhà dài truyền thống, nghệ nhân H'Huyên BHôk (49 tuổi) dừng tay mời chúng tôi vào nhà để tìm hiểu về nghề gốm cổ Yang Tao. Dưới chân nhà dài, những tạo hình như: con voi, con lợn, lọ hoa… đang được bà phơi dưới ánh nắng của ngày đông. "Trong làng tôi chỉ còn vài nghệ nhân làm gốm Yang Tao, họ cũng đã già hết rồi, nếu tính nghệ nhân làm được gốm Yang Tao thì tôi là người trẻ nhất", bà H'Huyên BHôk nói.Bà H'Huyên BHôk cho hay, qua lời kể của bà cố, ngày xưa trong buôn người dân sinh sống không có các vật dụng sinh hoạt như chén, bát…, chỉ dùng lá chuối để đựng cơm. Từ đó, người xưa đã suy nghĩ và sáng tạo, tìm kiếm nguồn đất để nặn ra cái chén đầu tiên, đem đi nung thành công, rồi tiếp tục làm các vật dụng lớn hơn như sành đựng nước, chóe đựng gạo. Thời điểm đó, người dân trong buôn học hỏi lẫn nhau và tự tạo ra các vật dụng riêng để sử dụng trong gia đình."Để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính với bề trên, người sáng kiến đã đặt ra rất nhiều quy tắc khi làm gốm Yang Tao, người vi phạm quy tắc sẽ bị bề trên khiển trách", bà H'Huyên BHôk kể và tiếp lời: "Ngày trước, chỉ có phụ nữ làm gốm, đàn ông trong buôn không được làm vì chế độ mẫu hệ. Độ tuổi mà con gái được làm gốm phải từ 17,18 tuổi, chưa có chồng. Trước khi đi lấy đất, con gái không được tiếp xúc với con trai, không trùng ngày 'đèn đỏ', nếu vi phạm sẽ bị run tay chân, không tìm thấy đường về nhà".Nghệ nhân H'Lưm Uông (63 tuổi), nhà ở bên cạnh và là người chỉ dạy cho bà H'Huyên BHôk làm gốm, vừa nằm viện về, tay chân vẫn còn yếu do bị tai biến (hồi tháng 6.2024), nhưng nỗi nhớ nghề vẫn hằn sâu trong đôi mắt của bà. "Bị thế này, mẹ (tôi) cũng nhớ nghề lắm, tay chân cứ khó chịu. Hằng ngày, chỉ có thể ngồi trong nhà dài nhìn H'Huyên BHôk làm gốm, mong mau khỏi bệnh để lại tiếp tục làm gốm như ngày xưa. Từ những năm 1990, chén bát hiện đại từ nơi khác về nên buôn này chỉ còn vài người làm gốm…", bà H'Lưm Uông chia sẻ.Giọng trầm buồn, nghệ nhân H'Huyên BHôk và H'Lưm Uông kể lại khoảng hơn chục năm trước, trong một lần đi bán gốm Yang Tao ở H.Cư Mgar (Đắk Lắk), chiếc xe chở mọi người không may bị lật ở giữa đèo, bà H'Huyên BHôk bị chấn thương ở vùng đầu, rất may không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng cũng từ đây, người dân trong buôn không còn đi bán gốm ở xa nữa (vì sợ gặp tai nạn) mà chỉ làm các vật dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Rồi theo xu hướng phát triển, gốm thủ công không cạnh tranh được với gốm công nghiệp, nên người làm gốm trong buôn ít dần, chỉ còn 5 – 6 người giữ nghề đến ngày nay.Năm 2008, bà Lương Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk) đã đến buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk) để động viên, hỗ trợ cho bà con giữ lấy nghề gốm cổ lâu đời trong vùng. Các nghệ nhân và người làm gốm cổ ở Yang Tao luôn ghi nhớ rằng, nếu không có TS Lương Thanh Sơn thì nghề gốm đã mất đi.Bà Sơn cho hay những năm trước 2008, bà đã nghiên cứu và đề xuất các dự án phục hồi các làng nghề truyền thống của người Ê Đê, người M'nông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, bà xin được nguồn vốn cho dự án phục dựng nghề làm gốm của người M'nông tại buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk). Thời điểm này, tại buôn có mở một lớp dạy nghề làm gốm cổ khoảng 15 – 20 người, trong đó có 3 nghệ nhân được mệnh danh là "bàn tay vàng" của địa phương."Qua thời gian làm văn hóa, gắn bó với người dân tại các buôn làng, điều mà tôi đau đáu đến bây giờ là làm sao tạo được nguồn thu, đầu ra cho các sản phẩm gốm Yang Tao của bà con. H.Lắk là vùng du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là khu du lịch hồ Lắk, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm gốm cổ Yang Tao gửi đến tay du khách thập phương", bà Sơn nói.Bà Sơn cho biết thêm, theo thông tin từ một người nghiên cứu (Bỉ) do bà hướng dẫn, sản phẩm gốm cổ Yang Tao đã hiện diện tại Bảo tàng Anh. Trong lần trở lại Dơng Bắk cách đây không lâu, các nghệ nhân (nay già yếu nhưng bàn tay của họ chưa bao giờ biết mỏi) cũng khoe với bà, gốm Yang Tao đã được du khách từ các công ty du lịch lữ hành đến tham quan và tìm mua. Từ đó, cũng tạo nguồn thu nhập đáng kể cho bà con duy trì với nghề.Trao đổi với Thanh Niên, Sở VH-TT-DL Đắk Lắk cho biết, Bộ VH-TT-DL vừa có Quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người M'nông ở xã Yang Tao (H.Lắk, Đắk Lắk). Đây sẽ là cơ sở quan trọng để gốm cổ Yang Tao được hồi sinh.
Hộp quà "Phong Thủy Niên - Tứ Quý Bình" không chỉ là biểu tượng của sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên mà còn là lời nhắc nhớ về hành trình đầy tự hào của Tập đoàn Mường Thanh. Hơn ba mươi năm trước, trên mảnh đất Tây Bắc trù phú, câu chuyện thương hiệu Mường Thanh đậm chất Việt đã bắt đầu. Đó là hành trình bền bỉ gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa và khát khao ghi dấu thương hiệu Việt trên trường quốc tế.Từ viên gạch đầu tiên, Mường Thanh đã kiên trì vun đắp, vươn mình thành "cây đại thụ" vững chãi trong ngành du lịch khách sạn Việt Nam. Những công trình của Tập đoàn tại Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Nghệ An, Gia Lai, Lý Sơn, Phú Quốc, và cả đất bạn Lào không chỉ là kiến trúc hiện đại của thương hiệu Khách sạn Mường Thanh mà còn thắp lên hy vọng, mang đến diện mạo mới cho những vùng đất này.Xuân về, toàn hệ thống 61 Khách sạn Mường Thanh khoác lên mình chiếc áo xuân rực rỡ, đan xen tinh tế giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên dấu ấn riêng. Vẻ đẹp văn hóa ấy xuyên suốt hành trình hơn 30 năm của Tập đoàn, trân trọng giá trị xưa cũ, bắt kịp sự tinh tế của thời đại, hòa quyện cùng sự đón tiếp nồng hậu của đội ngũ nhân viên. Dù là người con đất Việt hay lữ khách phương xa, ai cũng xao xuyến, vấn vương hồn quê hương qua từng trải nghiệm Tết Việt ở Mường Thanh.Xuân về với Tập đoàn Mường Thanh còn là gam màu ấm áp của sự sẻ chia, đoàn kết. Vượt qua bão Yagi hay đại dịch Covid-19, Mường Thanh vẫn hiên ngang, giữ trọn cam kết, không một nhân viên nào bị bỏ lại. Chính sự trân trọng con người, coi trọng chữ "tình" đã tạo nên một Mường Thanh vững vàng.Cứ giáp Tết, chuyến xe chở gạo nếp nương thơm từ Điện Biên cùng những hộp quà tự tay cán bộ Tập đoàn chuẩn bị để tặng người thân, khách hàng, đối tác, nhân viên… Món quà giản dị nhưng kết nối những trái tim, vun đắp tình thân. Ở Mường Thanh, Tết là dịp để tình người thêm gắn bó.Trên hành trình gắn bó với giá trị thuần Việt, kiên định với slogan "Không gian thanh thản - tình cảm chân thành", Mường Thanh ghi dấu ấn bằng những đóng góp thiết thực cho xã hội. Có thể kể đến việc đầu tư hàng chục tỉ đồng xây trường cấp 3 Nguyễn Du, hàng trăm tỉ đồng cho bệnh viện đa khoa Phủ Diễn, tổ chức các chương trình "Về nguồn", "Xuyên Việt", chiến dịch "Huyền thoại Điện Biên Phủ - Hào khí Mường Thanh" để quảng bá vẻ đẹp đất nước và tôn vinh lịch sử. Hình ảnh những chuyến xe nghĩa tình, nồi bánh chưng lan tỏa yêu thương đã trở thành biểu tượng đẹp của Tập đoàn.Xuân về mang theo hương sắc Mường Thanh, ta thấy thấp thoáng hình ảnh hoa ban trắng, họa tiết thổ cẩm, tà váy Thái, hương rượu táo mèo. Đó là tinh túy núi rừng Tây Bắc, dòng suối nguồn nuôi dưỡng tinh thần Mường Thanh, lan tỏa đến mọi miền Tổ quốc. Mỗi khách sạn Mường Thanh như một đại sứ văn hóa, lồng ghép nét đặc trưng địa phương vào từng chi tiết, tạo nên bức tranh đa sắc màu."Phong Thủy Niên - Tứ Quý Bình" mang lời chúc an khang, thịnh vượng, nhưng sâu xa hơn, đó là câu chuyện về hành trình hơn ba thập kỷ đầy tự hào của Tập đoàn Mường Thanh. Dẫu còn nhiều chông gai, Mường Thanh tự tin giữ vững và phá vỡ kỷ lục "Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương", không ngừng đổi mới, phát triển vươn tầm khu vực và thế giới.Hạnh phúc là một hành trình, và Tập đoàn Mường Thanh tự hào viết nên hành trình ấy bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa, đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước. Hãy cùng Tập đoàn Mường Thanh đón một mùa xuân chan hòa, mê say thành công, hạnh phúc và cùng nhau viết tiếp câu chuyện về một thương hiệu Việt đầy tự hào mang tên Tập đoàn Mường Thanh.
Báo Thái Lan so sánh HLV Kim Sang-sik và Park Hang-seo, ca ngợi phong cách Hàn Quốc
Sáng 20.1 (21 tháng chạp), ga đến quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất đông người đón người thân về quê ăn tết. Các hàng ghế chờ kín người, không còn chỗ trống, nhiều người đành đứng chờ. Người gọi video call, người liên tục nhìn bảng điện tử xem tình hình các chuyến bay của người thân. Nhân viên an ninh sân bay hướng dẫn mọi người đứng đúng vị trí, tránh tình trạng tập trung đông ở các lối ra vào.Nhiều người vì háo hức gặp lại người thân sau nhiều năm xa cách, họ đứng vịn vào thanh chắn, mắt dõi vào phía trong nơi đoàn khách đi ra. Nhiều người mừng rỡ, có những giọt nước mắt rơi xuống trong khoảnh khắc nhận ra bóng dáng của người thân.Bà Bạch Dương (55 tuổi, quê ở Bình Định) cho biết, chuyến bay từ Melbourne (Úc) cất cánh lúc 1 giờ 30 và đến sân bay Tân Sơn Nhất sau khoảng 8 giờ bay. Đến sân bay, bà đợi con trai bay từ Quy Nhơn vào TP.HCM và sẽ cũng nhau về căn hộ ở TP.Thủ Đức ít ngày. Sau đó, bà sẽ về quê đón tết cùng gia đình khoảng 2 tháng. "Ở Việt Nam tôi còn mẹ 86 tuổi và đông anh em. Gia đình đều ở đây hết, nhớ quê hương nhưng không có tiền về thường xuyên. Tôi phải đi làm, tiết kiệm tiền để dành dụm về quê vào dịp tết. Nếu giàu có chắc tôi về quê hoài, nhưng phải ở lại kiếm tiền lo tương lai cho các con" bà Dương nói. Hơn 15 năm sinh sống và làm việc ở nước ngoài, đây là lần đầu tiên bà Dương về quê đón tết. Những năm trước, để tiết kiệm chi phí bà về Việt Nam vào dịp thường thăm mẹ, anh chị em. "Những lần trước mẹ tôi bị bệnh nên phải về chăm một thời gian rồi quay lại. Giờ để về xem không khí tết ở quê có gì khác hơn so với thời gian trước. Ở sân bay, tôi thấy người đón đông hơn người về. Hồi xưa tôi làm nông nghiệp ở Úc, giờ có tuổi rồi không làm nổi nữa nên định chuyển qua kinh doanh quán cà phê", bà Dương bày tỏ. Sau hơn 3 tiếng ngồi trên máy bay từ Hồng Kông về sân bay Tân Sơn Nhất, anh Nguyễn Nhật Thành (34 tuổi, ở Q.11, TP.HCM) gặp lại người thân của mình. Họ bắt taxi về nhà hứa hẹn cùng đón cái tết ấm cúng, sưm vầy. "Khoảng 3 tuần nữa tôi sẽ tiếp tục quay lại Hồng Kông để làm việc. 3 năm rồi tôi chưa về quê ăn tết, năm nay tranh thủ, sắp xếp thời gian về với mọi người. Khi đến sân bay, tôi thấy người thân của những người ở nước ngoài đến đón rất đông. Gia đình tôi đã kịp chụp vài tấm ảnh ở sân bay làm kỷ niệm trước khi về nhà", anh Thành cho hay. Ông Đinh Quang Trung (54 tuổi, ở Q.1, TP.HCM) đến sân bay đón con gái ở Nhật Bản về ăn tết. Ở Nhật không đón Tết Nguyên đán nên con gái ông xin nghỉ phép, sắp xếp công việc để được cùng gia đình đón tết. "Lúc nào ga đến quốc tế cũng đông, đặc biệt thời điểm gần tết. Một người về nhưng nhiều người đón, con gái tôi về khoảng 2 tuần. Sáng nay tôi rảnh nên muốn ra sân bay đón con cho vui. Nhà tôi ở gần đường Hàm Nghi, có tuyến xe buýt đi thẳng ra sân bay nên rất tiện. Chuyến bay của con gái chưa hạ cánh nên tôi phải đợi ở đây khoảng 2 tiếng nữa", người đàn ông cho hay. Ông Sang (quê ở Đồng Tháp) đi xe 3 tiếng đến sân bay Tân Sơn Nhất để đón con trai từ Đài Loan về quê ăn tết. Con trai ông đi hơn 7 năm nay, dịp này về quê đón tết cùng gia đình. "Nãy giờ tôi gọi mà chắc con ở trên máy bay không liên lạc được. Ngồi chờ ở đây tôi mua ly cà phê uống cho đỡ buồn ngủ, sáng nay tôi cũng từ quê đi sớm lên TP.HCM đón con", ông Sang nói.